Weathermap






Băt đầu với ngành mạng viễn thông và máy tính, những người mới khi lần đầu tiếp xúc với bản đồ mạng Weathermap, sẽ có thể khá chật vật để có thể sử dụng thành thạo.

Để có những hướng dẫn đơn giản nhất cho người mới bắt đầu, IPTP Networks sẽ giải thích định nghĩa của Weathermap, lợi ích, các chi tiết trong bản đồ, cũng như cách đọc hiểu công cụ này.

Weathermap là gì?

Weathermap là bản đồ trực quan hóa hệ thống mạng và đường truyền của một tổ chức bất kì, trong trường hợp này là hệ thống của IPTP Networks.

Không chỉ mang lại nhiều lợi ích đến với các nhà cung cấp Internet, bạn có thể bắt gặp Weathermap được sử dụng rộng rãi bởi các sàn Internet Exchange, công ty viễn thông, mạng Internet quốc gia của ngành giáo dục (Ví dụ, Eduroam ở châu Âu), nhiều công ty về tài chính cũng như các lĩnh vực khác, các cơ quan chính phủ, và cả trường học.

Công dụng của Weathermap

Là một công cụ trực quan hóa hiệu suất mạng, Weathermap của IPTP Networks được cập nhật liên tục sau mỗi 5 phút nhằm giúp người dùng luôn nắm bắt được tình hình của hệ thống và lưu lượng traffic của bất cứ đường truyền nào theo thời gian thực.

Cụ thể, nhờ kiểm tra công cụ Weathermap khi gặp trục trặc gì, người dùng có thể nhanh chóng phát hiện đường truyền của mình đang có nhiều người cùng sử dụng và bị “tắc nghẽn”, và từ đó tìm và chuyển qua các kết nối khác “vắng người” hơn nhanh nhất có thể.

Bên trong công cụ Weathermap

Nhằm giúp người dùng làm quen với công cụ này tốt hơn, hãy cùng nhau phân tích các yếu tố bên trong nó. Tổng quan bản đồ mạng Weathermap của IPTP Networks sẽ có hình dạng như sau:

overview

Trong đó, các thông tin thể hiện qua bản đồ Weathermap gồm có:

– Cột chú thích lượng “tải” từ 0-100% như hình dưới đây giúp cho người dùng biết được bao nhiêu phần trăm công suất của một đường truyền mạng đã được sử dụng. Bạn chỉ nên chọn đường truyền có màu tím hoặc màu xanh (từ 0-50%) để đảm bảo công việc được trơn tru và thuận lợi.

column

– Tên của Internet Exchange, cơ sở dữ liệu (data center) hay các điểm tương tự mà một đường truyền bắt đầu từ hoặc kết thúc tại đó. Hình dưới đây là ví dụ tên của cơ sở dữ liệu Nikhef (328), Amsterdam, The Netherlands (Thành phố Amsterdam, Hà Lan), được kí hiệu là “328.nkf.ams.nl”.

datacenter

– Đường truyền có lượng tải được thể hiện bằng màu, và kèm theo đó phía trên sẽ ghi thêm độ trễ của nó. Trong hình dưới đây là đường truyền từ “tc1.stk.se” đến “327.nkf.ams.nl” được tô màu tím là mức tốt (đối chiếu với Cột chú thích lượng tải) và có độ trễ là 10 ms.

line

Đọc hiểu bản đồ Weathermap

Như vậy, về cơ bản, bạn sẽ luôn nhìn thấy các đường truyền được thể hiện như hình sau qua Weathermap:

network-illustration

Dựa vào các giải thích ở phần trên, ta có thể dễ dàng đọc được đường truyền từ “1ws.lax.us” đến “eq.da3.us” có độ trễ là 16 ms đang được đánh giá ở mức tốt với màu tím. Đường truyền từ “1ws.lax.us” đến “eq.la1.us” có một phân đoạn có màu xanh lá nhưng vẫn ở mức sử dụng được, và đường đi từ “1ws.lax.us” đến LUMEN có 2 phương án đang “thông thoáng” không “tắc nghẽn”, người dùng có thể tùy ý lựa chọn theo sở thích của mình.

Ngoài ra, để tìm hiểu rõ hơn về độ trễ (latency) xuyên lục địa của từng đường truyền khác nhau, bạn hãy vui lòng truy cập công cụ Best Path của chúng tôi.

Best path

Thêm vào đó, nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp Ethernet đơn giản nhưng lại hoàn hảo cho nhu cầu mạng WAN riêng của từng doanh nghiệp, hãy đọc thêm tại:

Eo2MPLS

Liên hệ

Nếu bạn gặp bất kì rắc rối nào khi sử dụng công cụ Weathermap, xin hãy vui lòng thông báo đến đội ngũ chuyên gia của chúng tôi qua email ncc@iptp.net hoặc sử dụng khung Live Assistant màu xanh trực tiếp tại góc dưới bên phải cuối màn hình.